Trang chủ Vua Núi Vàng - Truyện cổ tích - Truyện cổ tích việt nam
Vua Núi Vàng - Truyện cổ tích - Truyện cổ tích việt nam

Vua Núi Vàng - Truyện cổ tích - Truyện cổ tích việt nam

Full

Tác giả :

Truyện cổ tích VN

Trạng thái : Hoàn thành
Số chương : 1
Lượt nghe : 0
Yêu thích : 0
Nghe truyện
yêu thích

Tóm tắt

Một người lái buôn có hai con, một gái một trai đều nhỏ, chưa biết đi.
- Bác trang bị hai chiếc tàu, đầy đủ hàng hóa quý giá, tất cả gia tài, của cải đều ở đó.
- Bác tưởng lãi to.
- Không ngờ được tin cả hai tàu bị đắm.
- Bác đang giàu hóa nghèo, chỉ còn một mảnh đất ở xa thị trấn.
-

Muốn cho khuây khỏa bác ra đó, đi đi lại lại, bỗng bác thấy bên mình có một người đen nhỏ bé hỏi bác tại sao lại buồn.
- Bác đáp là bác sẵn lòng cho biết nếu y giúp được bác.
- Y nói:

– Biết đâu tôi lại chẳng giúp được bác điều gì có lợi.
-

Bác lái buôn liền kể lại của cải của mình đều bị chìm dưới biển.
- Chỉ còn lại mảnh đất ấy.
- Người kia đáp:

– Bác đừng lo.
- Bác muốn bao nhiêu tiền cũng có, miễn là bác hứa với tôi khi về nhà, cái gì chạm vào chân bác trước tiên thì sau mười hai năm nữa bác phải mang lại đây cho tôi.
-

Bác lái buôn nghĩ bụng: “Chắc chỉ có con chó của mình”, vì bác không hề nghĩ đến đứa con trai nhỏ.
- Bác nhận lời, thề với người đen sẽ giữ lời hứa.
- Rồi bác về nhà.
-

Đứa con trai thấy bố về mừng quá, lần ghế đi đón bố và nắm lấy chân bố.
- Bác nghĩ đến lời thề lòng đau như cắt, nhưng bác chẳng thấy tiền đâu, bác yên dạ là người đen đùa bác thôi.
- Một tháng sau bác lên buồng gác xép lấy ít bát đĩa bằng thiếc đem bán thì thấy bát đĩa biến thành vàng cả rồi.
- Bác vui lắm.
- Bác bán đi lấy tiền mua hàng, bác giàu hơn trước nhiều.
-

Lần lần con bác lớn, trí óc mở mang, nhưng thấy con gần tới tuổi mười hai thì bác lái buôn càng đâm lo, lo hiện ra mặt.
- Một hôm con hỏi bố tại sao lại có vẻ lo, bố không muốn nói.
- Con năn nỉ mãi, bố phải thú thật là xưa kia bác đã dại dột thề là năm nó mười hai tuổi sẽ giao nó cho một người đen, đền bù lại số vàng bạc người đó đã cho bác.
- Đứa con đáp:

– Bố không phải lo.
- Việc rồi đâu sẽ vào đó, người đen sẽ không có quyền lực gì đối với con đâu.
-

Nó đến xin một vị linh mục ban phép thánh cho.
- Đến ngày hẹn, nó đi với bố ra mảnh đất ngoài thị trấn.
- Tới nơi, nó vẽ một vòng tròn cùng bố đứng vào giữa.
- Người đen hiện ra bảo bố:

– Bác có mang đến cái bác đã hứa với tôi không.
-

Bác lái buồn im lặng nhưng đứa con trai hỏi:

– Bác đến đây tìm gì?

Người đen đáp:

– Tao nói với bố mày chứ không nói với mày.
-

Đứa bé đáp:

– Bác đánh lừa bố tôi.
- Bác hãy xóa bỏ lời thề trong óc bố tôi đi.
-

Người đen đáp:

– Không, tao không bỏ quyền lợi của tao.
-

Họ thảo luận với nhau rất lâu rồi đồng ý với nhau như sau: Đứa con trai sẽ không thuộc vào bố cũng không thuộc vào người kia.
- Nó sẽ phải ngồi vào một chiếc thuyền ở ven sông, bố sẽ lấy chân đẩy ra giữa dòng để con trôi theo ngọn nước.
- Đứa con từ biệt bố, ngồi vào thuyền và chính bố đẩy thuyền đi.
- Thuyền lộn nhào.
- Người bố tưởng con đã chết liền để tang con.
-

Nhưng chiếc thuyền không đắm, lơ lửng trôi đến một bến xa lạ rồi đứng lại.
- Anh thanh niên lên bờ, thấy đằng xa có một tòa lâu đài, liền đi về hướng ấy, anh vào thì thấy lâu đài bị phù phép, anh qua các phòng, phòng nào cũng trống rỗng.
- Ở phòng cuối cùng, anh
nhìn thấy một con rắn nước.
- Đó là một cô gái bị phù phép.
- Cô thấy anh mừng rỡ bảo:

– Anh đến giải thoát em đấy à? Em đợi anh mười hai năm nay rồi.
- Cả nước này bị phù phép, anh phải giải thoát đi.
-

Anh hỏi:

– Tôi phải làm gì?

Cô đáp:

– Đêm nay có mười hai người đen mang nặng xiềng xích hỏi anh làm gì ở đây.
- Anh đừng đáp, kệ cho chúng muốn làm gì anh thì làm.
- Chúng sẽ hành hạ anh, đánh đập anh, đâm anh.
- Đến nửa đêm, chúng sẽ phải bỏ đi.
- Đêm thứ hai, mười hai người khác sẽ đến, đêm thứ ba sẽ có hai mươi bốn người đến chặt đầu anh.
- Nhưng cứ đến nửa đêm là chúng sẽ mất hết phép thuật.
- Nếu anh cứ để chúng hành hạ mà không nói nửa lời thì em sẽ được giải thoát.
- Em sẽ lấy một chai nước hồi sinh bóp cho anh tỉnh lại, anh sẽ sống và lành lặn như trước.
-

Anh thanh niên đáp:

– Tôi sẵn lòng giải thoát cho cô.
-

Việc xảy ra đúng như lời cô nói.
- Bọn người đen không cậy được anh nửa lời.
- Đến đêm thứ ba, con rắn nước hóa ra nàng công chúa xinh đẹp, lấy nước hồi sinh bóp cho anh tỉnh lại.
- Cô ôm cổ anh hôn, ở lâu đài mở hội linh đình.
- Lễ cưới được tổ chức, anh trở thành Vua
Núi Vàng.
-

Hai vợ chồng cùng nhau sống sung sướng.
- Hoàng hậu sinh con trai.
- Tám năm sau, vua nhớ bố tha thiết, muốn gặp lại bố.
- Hoàng hậu không muốn để vua đi, ngăn lại:

– Em sẽ phải đau khổ, nếu chàng đi.
-

Nhưng rồi bà cũng phải bằng lòng.
- Khi vua lên đường, bà trao cho vua một chiếc nhẫn thần và bảo:

– Chàng đeo nhẫn này vào ngón tay, muốn đi đâu tự khắc đến ngay.
- Nhưng chàng phải hứa cùng em là đừng dùng nhẫn bắt em đến chỗ bố chàng.
-

Vua hứa rồi đeo nhẫn vào ngón tay, ước gì mình đến được thị trấn bố ở.
- Vua tới nơi liền, nhưng lính canh thấy vua ăn mặc quần áo tuy lịch sự nhưng kỳ lạ thì không để vua vào thành.
- Vua liền đến một ngọn đồi đổi quần áo cho một gã chăn chiên, vào thành không bị lôi thôi gì.
-

Khi vua đến trước mặt bố, xưng tên tuổi.
- Người bố nói rằng mình quả là có một cậu con trai, nhưng nó đã chết từ lâu.
- Ông thương hại gã chăn chiên tội nghiệp bố thí cho một bữa ăn.
- Người chăn chiên liền bảo bố mẹ:

– Chính con là con trai bố mẹ đây mà.
- Con trai bố mẹ có dấu vết gì trên người khả dĩ nhận được ra không?

Người mẹ nói:

– Có, con trai chúng tôi có một dấu giống như quả dâu ở dưới vai bên phải.
-

Vua vén tay áo lên thì quả có thấy dấu một quả dâu.
- Hai ông bà chắc chắn là con trai mình thật.
- Người thanh niên kể lại mình là Vua Núi Vàng, mình đã lấy một nàng công chúa, hai vợ chồng đã có một đứa con trai lên bảy tuổi rất xinh đẹp.
- Bố nói:

– Ta không tin một tí nào.
- Kẻ đứng trước mặt ta ăn mặc quần áo chăn chiên tồi tàn không thể nào là vua được.
-

Người con trai nghe nói tức lắm, quay chiếc nhẫn ước sao vợ con đến ngay bên mình.
- Họ đến ngay.
- Nhưng hoàng hậu khóc lóc, than vãn, trách chồng không giữ lời hứa khiến bà đau khổ.
- Chàng xin nàng tha lỗi cho mình, nói là mình vô ý hành động, chứ không có định phỉ báng nàng.
- Nàng làm ra bộ tha lỗi cho chàng, nhưng nhất quyết trả thù.
-

Một hôm, chàng dắt nàng ra ngoài thị trấn và chỉ cho nàng chỗ con sông mà trước kia chàng đã xuống thuyền trôi theo dòng nước.
- Hai người cảm thấy mệt nhọc, ngồi xuống.
- Chàng gối đầu vào lòng nàng, chẳng bao lâu ngủ thiếp đi, nàng tháo nhẫn ở ngón tay chàng ra, để lại chiếc hài ở dưới chân chàng rồi ước được về cung với con.
-

Chàng tỉnh dậy, thấy mình bị bỏ rơi.
- Ở dưới đất có chiếc hài còn chiếc nhẫn đã biến mất.
- Chàng định trở về với bố mẹ, lại sợ bố mẹ cho mình là tên trí trá.
- Chàng tìm cách trở về nơi mình trị vì.
-

Chàng lên đường gặp ba tên khổng lồ đang cãi nhau vì chia gia tài của bố để lại.
- Chúng thấy chàng, gọi lại nhờ chàng phân xử.
- Chúng nói là con người nhỏ bé tinh khôn hơn chúng.
- Gia tài gồm một thanh gươm, một chiếc áo khoác và một đôi giày ủng.
- Khi người có gươm hô: “Tất cả ngã xuống đất, trừ ta” thì lời ước thành sự thật trong nháy mắt.
- Ai mặc chiếc áo khoác thì thành vô hình.
- Ai đi đôi giày ủng thì muốn đi đâu là đến
được đấy.
- Chàng bảo:

– Hãy đưa cho ta các vật để ta xem, chúng nó còn có đức tính ấy thật không?

Chúng đưa cho chàng chiếc áo khoác.
- Chàng vừa mặc vào thì đã trở thành vô hình, và biến ra con ruồi.
- Sau đó chàng lại hiện nguyên hình người và bảo:

– Cái áo khoác tốt đấy, giờ đưa cho ta thanh gươm.
-

Nhưng bọn chúng từ chối, sợ chàng dùng gươm làm cho chúng rụng đầu.
- Sau chúng đưa cho chàng miễn là chàng thử gươm vào cây thôi.
- Chàng nhận lời, chặt một cây sồi to trong khoảnh khắc.
-

Chàng lại hỏi đôi giầy ủng.
- Nhưng chúng từ chối và bảo nếu chàng muốn lên đồi thì được lên đồi ngay và như vậy chúng bị thiệt.
- Chàng hứa là sẽ không làm gì, chúng đưa giầy cho chàng.
- Khi nắm được ba bảo bối, chàng chỉ nghĩ đến vợ con, liền lẩm bẩm:

– Ước gì ta ở Núi Vàng.
-

Chàng liền biến khỏi mắt bọn khổng lồ, và như vậy, gia tài của chúng đã bị chia mất.
- Chàng tới gần lâu đài của mình, thì nghe thấy tiếng nói đùa vui vẻ, tiếng đàn vĩ cầm và tiếng trống vang rộn.
- Người ta cho chàng biết là vợ chàng làm lễ cưới lấy một người khác.
- Chàng nổi giận nói:

– Con khốn khiếp! Nó lừa ta, bỏ ta trong khi ta ngủ.
-

Chàng liền mặc áo tàng hình rồi vào lâu đài.
- Chàng vào phòng lớn thì thấy một bàn tiệc lớn hết sức thịnh soạn, khách khứa ăn uống vui vẻ.
- Vợ chàng ở giữa, ngồi trên ngai vàng, đầu đội mũ miện.
- Chàng đứng sau nàng mà nàng không thấy.
- Hễ có thức ăn bỏ vào đĩa nàng là chàng lấy ăn liền.
- Nàng được tiếp thức ăn, đồ uống luôn luôn mà vẫn không có gì, mọi thứ đều biến mất trong nháy mắt.
-

Nàng vừa khiếp sợ vừa ngượng ngùng, đứng dậy về buồng khóc nức nở.
- Chàng vẫn theo nàng.
- Nàng hỏi:

– Quỷ nó theo gót ta, hay là người giải thoát cho ta ngày trước đã đến chăng?

Chàng tát nàng bảo:

– Người giải thoát người đến chăng? Người ấy ở ngay bên cạnh ngươi đây, đồ phản bội! Nỡ nào ngươi lại đối xử với ta như thế?

Sau đó chàng đến phòng lớn bảo:

– Hội hè đã kết thúc, chính vua đã về đây.
-

Các vua chúa, hoàng thân, cận thần giễu cợt chàng.
- Chàng hỏi họ một câu ngắn gọn:

– Bay có ra hay không?

Họ đổ xô đến bắt chàng.
- Chàng rút gươm hô:

– Tất cả ngã xuống đất trừ đầu ta.
-

Tức khắc tất cả đều ngã xuống và ngất đi.
- Chàng trở lại làm chúa tể và lại lên ngôi Vua Núi Vàng.
-



Danh sách chương - 1 Chương

Chương 1

2024-03-08 08:07:24

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi nghe truyện Vua Núi Vàng - Truyện cổ tích - Truyện cổ tích việt nam thì mình cảm thấy truyện là:

- Câu chuyện dành cho trẻ em với yếu tố cổ tích và giáo dục. Hỗ trợ việc học hỏi và phát triển tư duy của trẻ.

Nói chung truyện hay đó mọi người nghe và cảm nhận nha. Chúc mọi người nghe truyện vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người nghe truyện

Bạn có biết?

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2021 Go Truyen Audio