Trang chủ Tấm Vải Đỏ
Tấm Vải Đỏ

Tấm Vải Đỏ

Full

Tác giả :

Hồng Nương Tử

Trạng thái : Hoàn thành
Số chương : 25
Lượt nghe : 0
Yêu thích : 0
Nghe truyện
yêu thích

Tóm tắt


Tấm vải đỏ là tiểu thuyết ma kinh dị của tác giả người Trung Quốc Hồng Nương Tử.
- Sự huyền bí biến ảo trong câu chữ, những tình tiết ly kỳ, sự tàn nhẫn của các nhân vật, tất cả những điều đó đều không thể đủ để diễn tả cảm giác của người đoc sau khi đọc tiểu thuyết của cô.
- Đọc văn của Hồng Nương Tử có cảm giác như đó là bức chân dung về một cô gái thần bí có gương mặt “biến hóa khôn lường”, tiếp xúc với mỗi người khác nhau, cô gái ấy lại có một thái độ riêng khác nhau.
-
Ngay từ đoạn mở đầu của câu chuyện, Tấm vải đỏ đã đánh thức nỗi sợ hãi xen lẫn sự hồi hộp và thích thú trong độc giả bằng một vụ giết người man rợ: Trong khu rừng hoang vắng, bà mẹ đã ra tay tàn ác với chính đứa con gái ruột của mình, sau đó lấy đi đôi mắt và bỏ lại đứa con gái bé bỏng đó thoi thóp trong rừng với đôi hốc mắt còn đang rỉ máu.
- Sau đó là một loạt những tình tiết kinh dị đến rợn người kéo người đọc vào một thế giới u ám chết chóc với hình tượng xuyên suốt là Tấm vải đỏ với sức hút ma mị chết người và lời nguyền Ca Băng tàn độc.
- Sức hút của Tấm vải đỏ không chỉ nằm trong những chi tiết hư cấu về một thế giới ma quái rùng rợn mà nó còn nằm trong kết cấu đặc biệt mà Hồng Nương Tử dày công xây dựng.
- Toàn bộ câu chuyện như một căn nhà lớn mà trong đó mỗi căn phòng chính là một chương truyện, chúng logic với nhau về mặt nội dung nhưng cũng rất độc lập trong cách kể, trong mỗi tình huống, chính điều này cũng làm nên một sức hút đặc biệt cho Tấm vải đỏ.
- Chỉ vì vô tình có được tấm vải trong tay mà cuộc sống của bốn cô gái trong chuyện bị đảo lộn.
- Các cô trở thành mục đích truy sát của lời nguyền Ca Băng độc ác, lời nguyền được kết lại bằng lòng thù hận và những mâu thuẫn không thể hóa giải giữa những con người đã từng có lúc yêu thương nhau thắm thiết.
- Công cụ giúp lời nguyền Ca Băng hành động chính là tấm vải đỏ mà các cô gái vô tình có trong tay.
- Trong nỗi kinh hoàng tột độ và nỗi đau đớn vô bờ khi phải mất đi những người thân của mình, các nhân vật trong chuyện đã sát vai lại để cùng đấu tranh.
- Khi đó cuộc đấu tranh không còn đơn thuần là cuộc đấu tranh để tự vệ nữa mà nó đã biến thành một cuộc đấu tranh sinh tồn đầy cam go, khốc liệt chống lại một sức mạnh vô hình, ma mị và xét cho đến cùng thì đó cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, một cuộc đấu tranh dù có nhiều mất mát nhưng cuối cùng thì chân lý ngàn đời vẫn được khẳng định: cái Thiện vẫn là điều mạnh nhất trong thế giới này.
- Xuyên suốt câu chuyện, giữa nỗi đau, sự kinh hoàng và bóng tối của cái ác thì tình yêu của con người vẫn nảy nở và hồi sinh.
- Đó là tình yêu của Kha Lương và Tần Cẩm - tình yêu mà vì nó - Tần Cẩm đã dùng chính cuộc sống của mình để cứu Kha Lương, là tình yêu của Lục Tử Minh và Đường Thi Thi, là tình bạn của các cô gái…Lời kết của câu chuyện như một nốt thăng nhẹ nhõm mà tác giả bỏ lửng: “Bạn có tin vào tình yêu không?”.
- Vậy nên, dù những tình tiết của câu chuyện có khiến bạn đọc có thể lạnh sống lưng ngay giữa ban ngày thì câu chuyện vẫn để lại những thanh âm ngọt ngào với thông điệp: Không có một thế lực đen tối nào có thể chiến thắng được tình yêu thương mà con người dành cho nhau và lòng thù hận có thể được gột rửa bằng chính tình yêu thương ấy.
-

Danh sách chương - 25 Chương

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi nghe truyện Tấm Vải Đỏ thì mình cảm thấy truyện là:

- Câu chuyện kinh dị, có yếu tố ma quỷ hoặc siêu nhiên. Gây sợ hãi và kích thích trí tưởng tượng kinh dị.

- Câu chuyện có yếu tố linh dị, siêu nhiên. Gợi mở sự hoài nghi và kỳ bí trong thế giới vô hình.

Nói chung truyện hay đó mọi người nghe và cảm nhận nha. Chúc mọi người nghe truyện vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người nghe truyện

Bạn có biết?

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2021 Go Truyen Audio