Trang chủ Đức Phật và Người ăn mày - Truyện cổ tích việt nam
Đức Phật và Người ăn mày - Truyện cổ tích việt nam

Đức Phật và Người ăn mày - Truyện cổ tích việt nam

Full

Tác giả :

Truyện cổ tích VN

Trạng thái : Hoàn thành
Số chương : 1
Lượt nghe : 0
Yêu thích : 0
Nghe truyện
yêu thích

Tóm tắt

ó một người ăn mày tên là Hóa Tử, hàng ngày đều đi xin ăn sống qua ngày.
- Anh chăm chỉ đi ăn xin để về tích lũy.
- Nhưng sau một năm, anh buồn rầu vì thấy trong bồ vẫn chỉ có một ít gạo.
-

Một đêm, anh nấp vào góc nhà và lặng lẽ quan sát, bỗng nhìn thấy một con chuột lớn đang ăn trộm gạo.
- Anh ta tức giận hét lên: “Nhà giàu nhiều gạo như vậy mà ngươi không ăn lại đi trộm gạo của kẻ ăn mày như ta.
-



Đột nhiên, chú chuột cất tiếng nói: “Mệnh của anh chỉ có tám phân gạo, dù anh có kiếm nhiều và để dành nhiều đến mấy thì ông Trời cũng không để anh hưởng.
-

Người ăn mày hỏi chú chuột: “Tại sao lại vậy?”.
-

Chuột ta bèn nói: “Tôi cũng không biết, cái này anh nên đi hỏi Đức Phật.
- ” Thế là người ăn mày quyết định đi Tây Thiên để hỏi cho rõ ngọn ngành, vì sao vận mệnh mình lại như vậy.
-

Sáng sớm hôm sau anh khăn gói lên đường, vừa đi vừa xin ăn, anh đã đi qua rất nhiều nơi.
-


Ba lời hứa của người ăn mày

Một ngày nọ khi trời sắp tối, anh đến gõ cửa xin cơm ở một ngôi nhà lớn.
- Đúng lúc đó viên ngoại từ trong nhà đi ra, hỏi sao trời tối rồi anh còn vội vàng đi đâu vậy.
- Người ăn xin bèn kể lại câu chuyện của mình.
- Viên ngoại nghe thấy thế thì mời anh ta vào nhà nghỉ ngơi, rồi mang ra cho anh một ít ngân lượng và lương khô.
-



Người ăn xin thấy vậy rất ngạc nhiên, viên ngoại cũng không giấu gì mà kể: Nhà ông có cô con gái đã 16 tuổi nhưng chưa biết nói, vì thế muốn nhờ anh đi Tây Thiên hỏi lý do vì sao.
-

Viên ngoại cũng đã từng thề rằng ai có thể làm cho con gái ông nói được thì ông sẽ gả cô cho người đó.
- Người ăn mày nghe vậy thì đồng ý giúp ông.
-


Ảnh minh họa: Shutterstock.
-

Anh ta lại đi tới một ngọn núi và thấy một ngôi đền.
- Anh vào trong xin nước thì gặp một lão hòa thượng vừa đi vừa chống gậy, nhưng nhìn sắc mặt và thần thái của ông vẫn rất tốt.
- Vị sư già đưa nước cho anh rồi bảo anh nghỉ ngơi rồi hãy đi, sau đó hỏi anh đang đi đâu.
-

Anh nói luôn về chuyện của mình, lão hòa thượng vội vàng kéo tay anh lại và nói: “Anh qua đó hỏi Phật Tổ giúp tôi, tôi đã tu luyện ở đây 500 năm rồi, đáng lẽ được thăng thiên rồi, nhưng tại sao tôi vẫn không lên được?”

Kẻ ăn mày lại không ngại mà nhận lời giúp vị hòa thượng.
-



Anh tiếp tục đi về phía trước, trải qua muôn vàn quan ải, khó khăn.
- Anh đến bên một dòng sông, nhưng trên sông không hề có chiếc thuyền nào.
- Lúc này anh cảm thấy lo lắng, sốt ruột, giờ phải làm sao đây, làm sao để qua sông?

Anh bế tắc mà khóc lên: “Chả lẽ số tôi lại khổ như vậy thật sao…” Đột nhiên, dưới sông nổi lên một cụ rùa, cụ cất tiếng hỏi người ăn mày: “Tại sao anh lại ngồi đây khóc?”

Người ăn mày bèn đem đầu đuôi câu chuyện của bản thân kể lại một lượt, cụ rùa nói với anh: “Tôi tu luyện đã 1000 năm, theo lý mà nói thì đáng lẽ phải hóa thành rồng bay về trời rồi mới đúng.
- Nhưng tại sao tôi vẫn chỉ là một con rùa? Nếu anh đi Tây Thiên xin hãy giúp tôi hỏi Phật Đà lý do thì tôi sẽ cõng anh qua sông”.
- Người ăn mày rất vui và đồng ý luôn.
-


Đức Phật trả lời ba câu hỏi

Kẻ ăn xin tiếp tục đi không biết bao nhiêu ngày, nhưng đi mãi cũng không gặp được Đức Phật.
- Anh bắt đầu buồn chán, trong lòng tự nghĩ không biết Đức Phật đang ở đâu, theo như người ta nói thì Tây Thiên đáng lẽ phải đến lâu rồi chứ.
-

Lúc này anh rất buồn rồi mơ màng ngủ thiếp đi, đột nhiên Đức Phật xuất hiện khiến anh ta vô cùng vui mừng.
- Ngài hỏi anh: “Con từ xa xôi đến nhất định là có việc quan trọng muốn hỏi?”



Người ăn xin nói: “Vâng, con muốn hỏi Ngài vài câu ạ, hy vọng Ngài sẽ giải thích để con được tỏ tường.
-

Đức Phật nói: “Được rồi, nhưng với một điều kiện: Con chỉ được hỏi ba câu, vì không ai được hỏi quá ba câu.
-


Ảnh minh họa: Shutterstock.
-

Người ăn xin đồng ý, trong tâm nghĩ không biết nên hỏi ba câu hỏi nào.
-

Rùa già tu hành đã 1000 năm quả là không dễ dàng.
- Vì vậy, người ăn xin đã không ngần ngại đặt câu hỏi đầu tiên: “Thưa Đức Phật, tại sao rùa già vẫn chưa thành rồng sau hơn 1000 năm tu luyện?” Đức Phật nói với anh, rùa già không buông bỏ được cái mai rùa nên mới không tu thành.
-

Người ăn mày thầm nghĩ lão hòa thượng cũng tu luyện 500 năm rồi, ông ấy đã rất vất vả, nên câu hỏi của ông cũng cần phải hỏi.
- Đức Phật nói lão hòa thượng trong tâm vẫn chưa buông bỏ được cây tích trượng (Pháp khí hình chiếc gậy, trên đầu lắp vòng thiếc của đạo Phật).
-

Con gái viên ngoại cũng rất đáng thương không nói được thì ai dám lấy, người ăn mày nghĩ vấn đề của cô ấy cũng nhất định nên hỏi.
- Đức phật trả lời, cô gái câm ấy gặp được người trong mộng thì sẽ tự nói chuyện.
-

Dứt lời Phật Đà liền biến mất.
- Anh ta nhớ ra mình vẫn chưa hỏi câu hỏi của mình, thôi thì cứ đi xin ăn qua ngày là được rồi, vì thế anh vội vàng quay về báo tin mừng cho họ.
-


Người ăn mày nhận được phúc báo

Người ăn xin đến bên bờ sông, rùa già thấy anh thì vừa vui vừa lo lắng hỏi Đức Phật trả lời ra sao, nhưng anh nói: “Đưa tôi qua sông trước.
-

Rùa già đưa người ăn xin qua sông, đến bờ bên kia anh liền kể lại đầu đuôi lời Đức Phật.
- Rùa già nghe vậy liền hiểu ra, gỡ bỏ chiếc mai xuống đưa cho anh và nói: “Trong chiếc mai có 24 viên dạ minh châu, là bảo bối vô giá, nhưng nó không còn ý nghĩa với ta nữa, vì thế ta tặng lại cho cậu.
- Cảm ơn vì đã giúp ta”.
- Nói xong lão rùa liền biến thành rồng bay đi.
-

Hóa Tử cầm 24 viên ngọc trong tay rồi lại vội vàng lên đường.
- Về đến ngọn núi nọ gặp lại lão hòa thượng.
- Anh ta nói: “Có phải ông không bỏ được cây tích trượng trong tay?”.
- Lão hòa thượng nghe xong lập tức tỉnh ngộ, đưa bảo bối tích trượng cho người ăn mày rồi ông cưỡi mây bay đi.
-

Người ăn mày đến nhà viên ngoại, bỗng trong nhà một cô gái xinh đẹp chạy ra, cô nói giọng mừng rỡ: “Người đi gặp Đức Phật đã quay về rồi.
-

Viên ngoại rất ngạc nhiên, tại sao con gái ông lại biết nói… Khi nghe người ăn mày kể lại lời Đức Phật, viên ngoại vô cùng vui mừng, liền gả con gái cho anh.
-

Câu chuyện đã kết thúc, cuối cùng người ăn mày cũng không hỏi được Ðức Phật về vận mệnh của mình, nhưng lại có được đáp án trong quá trình đi Tây Thiên.
-

***

Người xưa nói “Một người đau chân thì không thể nghĩ đến cái chân đau của kẻ khác.
- ” như là một lẽ đương nhiên.
- Người ăn mày, trong hoàn cảnh túng quẫn, tìm gặp Đức Phật không dễ dàng gì, vậy mà khi gặp được Ngài, anh ta không nghĩ đến cái nghèo khổ đói khát mình đang phải chịu, vẫn quyết định dành cơ hội hiếm hoi đó để hỏi cho số phận những người khác.
- Trong hình hài một kẻ ăn mày, là trái tim giàu có, rộng mở, đủ đầy.
- Tấm lòng thơm thảo, cao quý ấy lẽ nào không xứng nhận phúc báo cho được.
-

Sống trên đời, có người nghèo, người giàu, người sang kẻ khó, kỳ thực đều không phải ngẫu nhiên.
- Thảy đều là do đức, nghiệp của người ấy tạo thành.
- Người mà kiếp trước làm việc thiện, sẽ tích phúc báo ở kiếp sau.
- Người xưa làm nhiều việc ác, kiếp này phải trả nên mới phải chịu khổ tiêu nghiệp.
-  

Vậy nên muốn thay đổi số mệnh, chỉ cần hành Thiện, tích Đức, làm việc gì cũng nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho mình như người ăn mày kể trên, thì phúc phận đương nhiên sẽ được hồi đáp.
- Những gì mình nhận lại chính là những điều đã cho đi.
- Cái khó nhất là nghĩ cho người trước khi nghĩ cho mình.
- Vị tha (vì người) mà không phải là vị tư (vì mình).
- Nếu làm được thế thì thảy những gì nên đắc đều sẽ đắc được.
-  

Danh sách chương - 1 Chương

Chương 1

2024-03-08 08:07:20

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi nghe truyện Đức Phật và Người ăn mày - Truyện cổ tích việt nam thì mình cảm thấy truyện là:

- Câu chuyện dành cho trẻ em với yếu tố cổ tích và giáo dục. Hỗ trợ việc học hỏi và phát triển tư duy của trẻ.

Nói chung truyện hay đó mọi người nghe và cảm nhận nha. Chúc mọi người nghe truyện vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người nghe truyện

Bạn có biết?

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2021 Go Truyen Audio